Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Một số kỹ thuật phòng và trị bệnh cho chim trĩ đỏ:
A ) Phòng bệnh:
Với chim trĩ giống mới nở: Sử dụng các loại kháng sinh đặc trị Ecoli hoà vào nước uống với liều lượng bằng 2 lần so với hướng dẫn trên bao bì. 
Khi chim từ 5 -7 ngày tuổi tiến hành nhỏ mắt , mũi bằng vaccin lasota. mỗi cá thể chim từ 1 – 2 giọt, nhỏ 2 lần , lần sau cách lần trước 15 ngày. 
Khi chim 2 tuần tuổi dùng vaccin Gum cho uống. Khi chim ở độ tuổi 2,5 tháng bắt đầu chủng Newcastle và vaccin tụ huyết trùng. Sau đó định kỳ 2,5 – 3 tháng chủng lại 1 lần.
Vị trí tiêm: tiêm dưới da vào ức, lườn chim ,không tiêm vào bắp chim có thể dẫn đến hiện tượng liệt chim nếu tiêm không đúng kỹ thuật.
Với các dạng cúm gia cầm, tiêm phòng theo lịch cụ thể của từng địa phương.
B ) Trị Bệnh :
Các bệnh thường gặp khi nuôi chim trĩ đỏ:
- Bệnh đau mắt: 
Biểu hiện: Mắt chim có màng đục nhắm lại, 1 trong hai bên má sưng. Chim bị mù dẫn đến không thể tự ăn, uống được mà chết.
Cách trị: Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5 giọt. Kết hợp với tiêm nếu phát hiện trong mắt có giun, sán.
- Bệnh về đường hô hấp: 
Chim có hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Nguyên nhân do thay đổi thời tiết, hoặc mật độ nuôi dày.
Cách trị: Dùng thuốc đặc trị hen của gà nhỏ trực tiếp với liều dùng bằng 2 lần hướng dẫn sử dụng trên bao bì, Điều chỉnh lại mật độ nuôi, vệ sinh chuồng nuôi bằng thuốc khử trùng.
- Bệnh tiêu chảy, Ecoli : 
Chủ yếu sảy ra sau quá trình vận chuyển hoặc môi trường nuôi không đảm bảo: Dùng Vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống, liều lượng bằng 2,5 lần hướng dẫn trên bao bì.
Ngoài ra trong quá trình nuôi chim trĩ thường mắc 1 số bệnh khác ít thấy biểu hiện trên gia cầm thông dụng. Để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng, Đồng thời những cá nhân mới gây nuôi nên đến trực tiếp các trang trại, cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi trĩ để tham khảo học tập kinh nghiệm.

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét